Mặc dù bắc qua dòng sông Hương thơ mộng có rất nhiều cây cầu như: Bãi Dâu, Phú Xuân, Bạch Hổ,… nhưng Trường Tiền vẫn là cây cầu được quan tâm nhiều nhất. Tính đến thời điểm hiện nay, cầu Trường Tiền đã có tuổi đời hơn 100 năm và gắn bó với tất cả những thăng trầm trong lịch sử của xứ Huế. Vậy cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp? Để có được câu trả lời chuẩn xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Table of Contents
Đôi nét về lịch sử của cầu Trường Tiền – Huế
Cầu Trường Tiền duyên dáng vẫn là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi đến với xứ Huế. Bởi những tà áo dài tím thướt tha, những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu, những con thuyền lặng lẽ dưới chân cầu đều rất Huế. Đặc biệt, với lịch sử hơn 100 năm đã khiến cho cầu Trường Tiền trở thành một phần rất quan trọng trong mảnh đất cố đô.
Năm 1896
Vua Thành Thái ban sắc dụ xây dựng cầu sắt bắc qua dòng sông Hương Giang.
Năm 1897
Levécque – Khâm sứ Trung kỳ giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế và bắt đầu khởi công xây dựng cầu bằng sắt.
Năm 1899
Cầu được hoàn thành và được đặt tên cầu Thành Thái (tên của Vua triều Nguyễn đương thời).
Năm 1904
Cơn bão lớn trong lịch sử đã làm cầu hư hỏng nặng, nhiều đoạn bị hất đổ xuống lòng sông.
Năm 1906
Cầu được tiến hành tu sửa lại, mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1907
Cầu được đổi tên thành Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ nhất).
Năm 1937
Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ dưới thời vua Bảo Đại. Đồng thời, thiết kế thêm các ban công phình rộng ra để nghỉ chân, ngắm cảnh hoặc tránh đường qua lại.

Năm 1945
Cầu được đổi tên thành cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hóa giai đoạn giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17).
Năm 1946
Do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp, cầu bị sập hai phía tả ngạn.
Năm 1948
Cầu được tu sửa tạm thời để qua lại.
Năm 1953
Cầu được sửa chữa một cách hoàn chỉnh như cũ.
Năm 1968
Cầu Trường Tiền một lần nữa lại bị giật sập xuống lòng sông Hương. Ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ và được tu sửa tạm thời.
Năm 1975
Cầu chính thức mang tên là Trường Tiền hay Tràng Tiền do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn.
Năm 1991 – 1995
Cầu Trường Tiền được trùng tu khôi phục và hoàn thiện.
Năm 2002
Cầu Trường Tiền được lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng đổi màu hiện đại.
Năm 2017
Cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục theo mẫu bao lơn cầu Trường Tiền thời vua Bảo Đại.
Lối thiết kế kiến trúc của cầu Trường Tiền
Trường Tiền chính là một trong những cây cầu được xây dựng ở Đông Dương đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo vật liệu và kỹ thuật mới của phương Tây với kết cấu thép chắc chắn, hiện đại.
Ban đầu, cầu Trường Tiền được thiết kế theo kiến trúc Gô-tích do Kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel – người đã tạo nên Tượng Nữ Thần Tự Do – Biểu tượng của nước Mỹ, tháp Eiffel – biểu tượng của nước Pháp… thiết kế với chiều cao 5.45m, chiều dài 402.60 m, chiều rộng 6m gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược và khẩu độ mỗi nhịp là 67m, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.
Cầu Trường Tiền bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng đã tạo nên cho mảnh đất Cố đô một vẻ đẹp hữu tình và rất ấn tượng. Vậy nên, cây cầu này từ lâu đã được đánh giá là một vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế.

Cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp?
Trải qua hơn 100 năm biến thiên của thời cuộc, biến cố thăng trầm cùng lịch sử cũng như trải nhiều tên gọi khác nhau, nhưng cái tên cầu Trường Tiền từ rất lâu vẫn được người dân quen gọi và trở thành thi hứng của rất nhiều nghệ sĩ. Không chỉ có vậy, cầu Trường Tiền còn chính là chứng nhân lịch sử của thời vàng son cũng như đau thương của mảnh đất Huế thơ mộng.
Vậy cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp? Cầu Trường Tiền được thiết kế với mười hai vài, sáu nhịp. Trong đó, nhịp cầu chính là khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau còn vài chính là kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó. Chính vì vậy, ông bà ta từ xa xưa đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ miêu tả cầu Trường Tiền như: “Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua – Tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ đợi khúc âu ca thái bình”, “Chợ Đông Ba đem ra góc thành – Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang”.

Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về lịch sử cũng như lối thiết kế kiến trúc của cầu Trường Tiền. Hy vọng qua đó, bạn đọc sẽ có thể đưa ra được đáp án cho câu hỏi: “Cầu Trường Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp?”. Chúc thành công!